DINH-DƯỠNG THEO HIỆN ĐẠI

https://www.daotam.info/booksv/pddxt.htm

DINH-DƯỠNG THEO HIỆN ĐẠI

Theo khoa dinh-dưỡng hiện-đại thì thức ăn nuôi cơ-thể, được qui-nạp vào ba nhóm dinh dưỡng, đó là Chất Đạm (Protid), Chất Béo (Lipide), chất Đường (Glucid), ngoài ra còn có các chất phụ : chất khoáng, Vitamin, nước và sợi xơ thực phẩm.

 

– Chất đạm (Protid) :

Chất đạm được dùng để xây-dựng và tu-bổ các tế-bào, tạo-lập các mô sống, tạo nền-móng cho bắp thịt và cơ gân. Nhu-cầu chất đạm biến-thiên theo lứa tuổi. Mục-tiêu chất đạm là tu-bổ các tế-bào, nên cơ thể người lớn chỉ cần một lượng nhỏ, chỉ có trẻ con cơ thể cần nhiều chất đạm để tăng trưởng, nên có thể ăn thêm nhiều thực-phẩm giàu chất đạm. Đạm thực-vật có trong gạo, đậu nành, ngô, bột mì, và các loại đậu khác. Đạm động vật có trong thịt, cá, sữa, trứng. Nhu cầu chất đạm hàng ngày đối với trẻ em còn bú chừng 2,4 gam cho 1 kg sức nặng, và chừng 0,9 gam cho 1 kg sức nặng đối với người trưởng thành. Trên nguyên-tắc một chế- độ ăn quân-bình không nên vượt quá 100 g chất Đạm mỗi ngày, nếu ăn quá mức này, cơ thể phải cần đến nhiều khoáng chất như Calci, Sắc, Phospho, Kẽm để biến dưỡng chất đạm, nên xương sẽ bị tổn thương, có thể xốp mềm đi, vì thiếu khoáng-chất nuôi-dưỡng. Gần đây theo báo-cáo của Hội-đồng nghiên-cứu về dinh- dưỡng của Hoa-Kỳ cho biết ăn nhiều chất đạm cũng làm tăng nguy-cơ mắc bệnh ung-thư, đặc biệt là ung thư vú, tiền liệt tuyến, tụy tạng, kết tràng, trực-tràng, tử cung và thận. Ngoài ra nếu ăn nhiều đạm động-vật sẽ làm tăng chất Cholesterol trong máu nhiều hơn là đạm thực-vật. Các chuyên gia Dinh-dưỡng-học cho rằng chúng ta có thể lấy đủ chất đạm và các Acid amin cần thiết cho cơ thể với một bữa ăn chỉ cần gạo lứt, rau, quả, rong biển, đậu, mè, sẽ bảo-đảm đủ số lượng đạm cần-thiết. (Theo Living Well Naturally của Dr. Anthony J. Sattilaro)

 

– Chất béo (Lipid) :

Chất béo góp phần cung-cấp nhiệt-lượng, các  acid béo còn góp phần vào sự chuyển-hóa một số Vitamin cần-thiết cho cơ-thể, nhất là các sinh-tố thể dầu. Chất béo giàu ca-lo-ri, nên cơ-thể con người chỉ cần chút ít mà thôi, vì cơ-thể có khả-năng tổng-hợp chất béo từ ngũ cốc, rau quả. Ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng Cholesterol trong máu. Ngoài ra chất béo còn bám vào thành động mạch nhất là các động mạch nuôi tim (động mạch vành) và động mạch não, làm cho các động mạch này bị xơ vửa, gây ra các bệnh thiếu máu ở cơ tim (nhồi máu cơ tim), thiếu máu não. Các tổ-chức nghiên-cứu về thực-phẩm và dinh-dưỡng cho biết rằng sự lạm dụng chất béo, không những chỉ gây các bệnh về tim-mạch, ung-thư, mà còn gây các bệnh khác như tiểu đường, đau thận, thống phong. Chất béo nói chung bất kể nguồn-gốc nào nếu mà lạm-dụng đều có hại, chúng tôi đã nhận thấy ở những người ăn chay trường, nghĩa là không ăn thịt mỡ động-vật, nhưng lạm-dụng chất béo thực-vật, cũng gây cho họ các bệnh ung-thư, đái-đường và tim-mạch, nếu bữa nào họ cũng ăn đồ chiên xào. Gần đây một số chuyên-gia nghiên-cứu về dinh-dưỡng cho biết dùng dầu chiên xào từ món này đến món khác suốt ngày với một chảo dầu, như vậy sẽ khiến cho người ăn dễ bị ung-thư, nhất là ung-thư gan. Khoa nấu nướng khuyên rằng khi dùng dầu thực-vật, nên đổ vào nấu với nước, tránh sự chiên ráng chừng nào tốt chừng ấy.

Nhiều dân-tộc phương Đông rất ít dùng chất béo trực-tiếp như dầu mỡ, mà chỉ cần dùng các thức ăn thực-vật lẫn động-vật mà vẫn cung-cấp đủ ca-lo-ri trong đời sống, có nghĩa là hầu như tất-cả chất béo họ ăn, đều lấy từ các nguồn gạo lức, gạo lúa mì, gạo mạch và rau quả, mà vẫn sống khỏe mạnh và ít bị các bệnh hiểm- nghèo như ung-thư và tim-mạch.

 

– Chất đường bột (Carbohydrate).

Chất này còn gọi chung là Glucid dùng để cung-cấp nhiệt-lượng và chuyển- hóa các chất dinh-dưỡng khác. Cơ-thể lấy Glucid từ hai loại thực-phẩm tinh-bột và đường. Loại đường Glucose chuyển-hóa từ tinh-bột, là loại đường cơ-thể dễ hấp-thụ nhất, có trong cốc loại lức, và rau, quả. Còn loại đường mía tinh-chế (sac-ca-rốt) thấm ngay vào máu dồn-dập tạo ra nguồn năng-lượng tăng lên ồ-ạt, do sự đốt cháy một lượng nhiên-liệu quá lớn, diễn ra trong máu, vì thế đường bị tiêu- hủy nhanh, nên máu không còn đường dự trữ, hoặc còn ít, nên hay khiến ra trạng thái giảm đường huyết, khiến người cảm thấy chóng mỏi-mệt, uể-oải, đôi khi cảm thấy chán-chường, đó là một trạng-thái thiếu năng-lượng, hoặc đói năng-lượng. Trường-hợp này chỉ cần giải-quyết gấp bằng cách ăn thêm đường hoặc một chất ngọt nào đó, và như thế sẽ tiếp-tục vòng lẫn-quẩn thiếu năng-lượng một cách bất thường. Chỉ có cơ-thể dùng đường rút từ thức ăn cốc loại, rau quả sẽ cung-cấp cho cơ-thể một giòng năng-lượng đều-đặn, không có sự biến-động, tăng giảm đột-ngột, và như vậy sẽ cung-cấp cho cơ-thể một giòng sinh-lực đều-đặn.

Hơn nữa, ăn đường đã tinh-chế (đường cát trắng) sẽ không còn những chất dinh-dưỡng vốn có trong rau trái quả hạt nguyên-vẹn. Một công-trình nghiên-cứu gần đây còn cho thấy, ăn nhiều đường tinh-chất, còn gây ra bệnh-hoạn cho cơ-thể lẫn tinh-thần. Những người thường-xuyên ăn theo tiêu-chuẩn nhiều đường và những thực-phẩm xay chà quá trắng, như gạo trắng, bột mì trắng tinh-chế, thường gây ra thiếu Vitamin BI như tê-phù, dễ cáu giận, biến đổi tâm tính, bồn chồn mệt-mỏi, mất ngủ, đau ngực… Vì số Vitamin BI cần cho cơ-thể đã bị động- viên để biến-dưỡng chất đường, do đó mà thiếu hụt, nên cơ-thể bị bệnh. Ngoài ra những người ăn uống nhiều đường, sẽ làm cho thân-thể phì mập, sâu răng và bệnh tiểu đường. Đường cũng làm tăng Cholesterol và Triglycerit trong máu, làm cho dễ mắc bệnh về tim mạch. Cũng do đó mà Đông-y cho rằng chất ngọt tả tâm (làm cho tim yếu đi). Trong khoa tân-dưỡng-sinh của Giáo siư Oshawa (Nhật) cho rằng ăn nhiều đường gây ra hiện tượng âm hóa trong cơ thể, gây ra các bệnh thuộc dương khí suy-nhược. Nên con người chỉ cần ăn cốc loại, rau quả, cũng đủ lượng đường cho cơ thể. Nếu muốn ăn ngọt vì thỏa-mãn cảm-giác, thì nên ăn đường đen chế biến theo cổ-truyền, vì còn những chất bổ-dưỡng chưa bị loại  bỏ do sự tinh chế.

 

– Chất khoáng :

Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt-động của cơ bắp, tổ- chức thần-kinh, cấu-tạo hồng-cầu và sự chuyển-hóa của cơ-thể.

Các khoáng-chất chính gồm Calcium (vôi), Phospho (Lân), Magnésum (chất ma-nhê), Iodin (chất I-ốt), Fer (chất sắt), Potassium (Ka-li), Sodium (Na-tri), Aluminium (kẽm)… Chất khoáng là một vô cơ lấy từ những khoáng-sản như đá chẳng hạn, nhưng nếu chúng ta ăn một khẩu-phần với những thực-phẩm lức và thô, không cần phải gọt bỏ vỏ, như gạo lức, ca-rốt, khoai, củ cải, su hào, các loại rau đậu, thì không bao giờ thiếu khoáng-chất, và không cần phải uống thêm những viên thuốc có khoáng-chất hàng ngày vì sự dư thừa khoáng-chất cũng làm sinh bệnh.

 

– Sinh tố (Vitamine) :

Sinh-tố là những chất hửu-cơ rút ra từ những mô sống của cây cỏ và động- vật, nó là những chất xúc-tác trong quá-trình chuyển-hóa các chất đường bột, chất đạm và chất béo; các chất Vitamine còn tham-gia vào việc liên-kết các phần tử tạo máu, các tế-bào và các kích-thích-tố (hormone) và các chất-liệu di-truyền.

Sinh-tố có khoản 40 loại, nhưng chỉ độ chừng 12 loại đáng quan-tâm, còn những loại khác cơ-thể không cần đến, hoặc chỉ cần rất ít, mà lại có nhiều trong thực phẩm.

Nguồn-gốc sinh-tố có từ trong thức ăn hàng ngày, nhưng hiện nay cũng được tổng-hợp bằng hóa-chất, dưới dạng thuốc viên hay thuốc chích để trị bệnh. Nhu-cầu về sinh-tố cũng tùy theo cơ-thể mỗi người, nhiều ít khác nhau, có một số sinh-tố nếu dùng liều cao, hoặc dư thừa có thể gây độc hại cho cơ thể, do đó nếu dùng thêm các loại sinh-tố đặc-chế để uống, hoặc pha vào thức ăn thường-xuyên hàng ngày thì có thể là một điều nguy-hiểm.

Chúng ta cũng nên tìm hiểu tóm tắt một số sinh tố quan-trọng, trong phần phụ bản ở cuối trang.

Nói chung đối với tất-cả các loại Vitamine và khoáng-chất, thì chỉ nên dùng gián-tiếp trong thực-phẩm, trừ trường-hợp bệnh-hoạn, thì có y lệnh của thầy thuốc, hãy dùng trực-tiếp các loại Vitamine tổng-hợp để trị bệnh, chứ không nên dùng một cách tùy-tiện thêm vào khẩu-phần ăn hàng ngày. Bác sỹ Anthony J. Sattilaro (Mỹ) đã khuyên rằng :

“Chúng tôi không khuyên ai dùng thêm sinh-tố hoặc khoáng-chất. Chúng tôi xem cơ-thể trong đó các bộ-phận đều phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là làm việc hòa-hiệp để tất-cả cùng khỏe mạnh. Thật ra hiện-tượng bồi-dưỡng thêm chất này chất nọ, xảy ra gần đây nhất, chỉ trong thế-kỷ thứ XX này. Nguồn cung-cấp các chất dinh-dưỡng cho suốt lịch sử nhân-loại chủ-yếu là thức ăn, và chúng tôi cũng khuyên các bạn nên dựa vào thức ăn là chính, dùng thêm thuốc bổ là phí-phạm và thường không cần thiết, hơn nữa nếu dùng mà quá liều lượng có thể gây độc hại cho cơ-thể . (Theo Living Well naturally).

Tương-tự theo quan-điểm nêu trên, Giáo-sư Serge Hercberg trưởng nhóm nghiên-cứu  SU.VI.MAX (Pháp) đã phát-biểu như sau :

“Dùng quá liều các loại Vi-tamin chắc chắn không bảo-đảm cho chúng ta trường thọ, mà ngược lại nó còn làm phương-hại đến sức khỏe con người. Nó có thể đẩy nhanh quá trình tiến triển của căn bệnh ung-thư , hay làm tổn thương tới tế bào thai” (Theo báo Zdrowie I Zycie số 51/2003 / Phạm quang Thiều sưu-tập).

Ngày nay rất nhiều thông-tin đã báo-động việc lạm-dụng Vitamin rất tai-hại cho sức khoẻ con người, và đẩy nhanh quá-trình bệnh-tật, đơn-cử như Vitamin B12 tuy có khả-năng tạo hồng huyết-cầu, nhưng lại đẩy nhanh sự phát-triển của tế-bào ung-thư, theo kinh-nghiệm lâm-sàng cho thấy những người lạm-dụng Vitamin B 12 và các thực phẩm cung-cấp Vitamin B 12, như các loại thịt đỏ (thú 4 chân) dễ bị ung-thư và đã khiến cho ung-thư phát-triển nhanh-chóng hơn là những người dinh-dưỡng bằng thực-phẩm thảo-mộc.

 

– Nước :

Nước đóng vai trò quan-trọng trong việc chuyển-hóa và trao đổi chất trong cơ-thể. Nước chiếm 75% trọng-lượng toàn thân. Nước cần cho cơ-thể chủ-yếu là nước uống, ngoài ra còn có cả thức ăn hàng ngày.

Nhiều người khuyên nên uống thật nhiều nước để tẩy rửa cơ thể, đây là một điều sai lầm . Theo Giáo sư Ohsawa thì nước rất âm, uống nhiều nước cơ thể bị hiện tượng “âm hóa” làm mệt tim, nhọc thận, nên nếu có khát thì uống nhấm nháp từ từ từng hớp một, không nên uống quá nhiều cho thích khẩu, hoặc uống theo thói quen, không khát mà vẫn cứ uống. Một chơn-sư đã khuyên đệ-tử rằng:

“Các con hãy uống thức ăn, và ăn thức uống”.

Có nghĩa là thức ăn thì nên nhai thật kỷ thành nước hãy nuốc, còn thức uống thì nhấm-nháp từ từ để hòa tan với nước bọt rồi hãy nuốc như là nhai thức ăn vậy. Nếu nước dư thừa trong cơ thể sẽ làm cho người lừ-đừ, uể oải thiếu sinh-lực, nên điều-chỉnh lượng nước uống để nam đi tiểu 3 lần, nữ đi tiểu 2 lần mỗi ngày, uống thừa nước khiến hồng cầu mau thoái-hóa, bạch cầu thiếu năng-lực.

Ngày nay có một số người quen dùng thức uống trong khi ăn, điều này sẽ làm loảng dịch vị, làm giảm khả năng chuyển hóa hấp thu.

Theo Bác-sĩ Torajima (Nhật) thì trước và sau bữa ăn không nên uống nước chè, vì chất Tanin trong nước chè kết tủa với sắt trong thức ăn sẽ làm cản trở sự hấp-thu dưỡng-chất. Điều này cũng phù hợp với y-học hiện đại : Tanin kết tủa với sắt tạo thành một chất làm ruột không hấp thu được.

 

–  Sợi xơ thực phẩm :

Sợi xơ thực-phẩm có từ nguồn gốc thực-vật celluloz có trong trái cây, rau xanh, đặc-biệt là rau sống và trái cây khô, cùng các loại trái cây có dầu như đậu, mè. Còn một loại  sợi xơ không tiêu-hóa được như cốc loại lứt, bắp cải, su lơ… còn các loại thức ăn chế-biến từ bột như gạo trắng, bột mì, cá, thịt, rất ít sợi xơ.

Sợi xơ đóng vai trò hấp thu nước, tăng thể tích phân, tăng-tốc quá-trình nhu-động của ruột, chống táo-bón. Trong các thức ăn hiện-đại chế-biến bởi công- nghiệp có xu-hướng thiếu dần loại xơ  thực-phẩm này. Sự gia-tăng tiêu-thụ chất đạm (protid), chất béo (lipid), đường bột (glucid) đã làm giảm thực-phẩm dạng xơ ở chế-độ ăn uống của dân-chúng ở các nước công-nghiệp hóa, hiện-tượng thiếu chất sợi xơ này các nhà dinh-dưỡng cho biết đã làm gia-tăng các bệnh táo-bón chức-năng mãn-tính, bệnh ung-thư kết-tràng.

Trong khẩu-phần ăn chay hằng ngày bình-thường với rau trái và cốc loại lứt sẽ cung-cấp đủ loại xơ thực phẩm này. Các loại thực-phẩm cung-cấp nhiều sợi xơ hấp-thu nhiều nước nên dùng lượng lớn dễ gây tiêu chảy, làm giảm sự hấp-thu các chất khoáng và chất béo. Nên trong khẩu phần ăn nên dùng vừa phải theo tỷ lệ thích-nghi với từng người. Trung-bình  nên theo tỷ-lệ mỗi bữa ăn chừng khoản 10% đến 15% rau cỏ ăn sống hoặc ăn 100% cốc loại lứt cũng đủ.

 

Theo khoa dinh-dưỡng hiện-đại tuy phân loại các thực-phẩm như vậy, chứ thật ra khi ăn vào cơ-thể nó có thể chuyển-hóa lẫn nhau, như Glycogen không những được thành-lập từ Glucit mà cũng được thành-lập từ Protid, cũng như trong cơ-thể còn dùng các Glucid để tạo ra các Lipid chứ không phải như người ta tưởng rằng ăn chất nào sẽ tạo ra chất ấy. Khoa-học tuy có rất nhiều tiến-bộ, nhưng đối với nhiều vấn-đề hấp-thu và chuyển-hóa trong cơ-thể con người vẫn còn đầy bí-ẩn. Vấn-đề ăn-uống chúng ta không nên quá tin vào sự phân ra chất này chất nọ, hoặc cơ-thể cần chất này chất nọ để bồi dưỡng là một điều mê-tín vào khoa-học. Ngay Bác sĩ Anthony J.Sattilaro (Mỹ) đã phát-biểu về sự nguy-hại của ăn uống do sự phát-triển khoa-học bừa bãi đem lại như sau :

“Khổ thay các bạn cũng như tôi trước đây nằm trong đại đa số người Mỹ, ăn uống toàn những thứ giết người ,tuy từ tốn nhưng chắc chắn.”

“Lối ăn uống của chúng ta ngày nay chẳng giống bất cứ lối ăn uống nào từng có trong lịch sử nhân loại. Đây là lối ăn uống mới bộc phát trong thế kỷ vừa qua mà phần lớn là do việc phát triển khoa học kỹ thuật bừa bải. Lối ăn này dựa vào thực phẩm tinh chế kỹ và chất béo, nhất là chất béo động vật (mỡ)… thịt đỏ, sữa, trứng, đường, nước ngọt… ngoài ra có gần 1.300 chất phụ gia được dùng trong thực phẩm của chúng ta, mà chưa có một chất nào được kiểm nghiệm. (Theo Living Well Naturally/ Dr. Anthony J.Sattilaro).

Nên trong dinh-dưỡng chúng ta cần cẩn-thận cân nhắc kết hợp cổ-truyền và hiện-đại, nghĩa là nghiên-cứu cách ăn uống lâu đời của các dân-tộc cường- tráng, cũng như xem xét những thành-tố đã phân chất các thức ăn theo khoa-học, cùng tác-dụng của chúng đối với sức khỏe mà chọn cho mình một cách ăn uống thích-hợp với cơ-thể, chứ đừng để bị lung-lạc bởi thuyết này thuyết nọ, do sự thiên-kiến cá-nhân, hay vì lợi-nhuận trong nghề-nghiệp quảng-báo bừa-bãi. Nên chú-tâm quan-sát chọn thức ăn thích-nghi cho mình, theo phương-pháp của Ohsawa nêu ở trước đây, thì mới có thể tạo cho mình một sức khỏe tốt được

Chúng ta  có thể căn-cứ  hàm-lượng Kali và Natri trong mỗi loại thức ăn trong bản phân-chất một số thức ăn theo khoa dinh-dưỡng hiện-đại (Phụ-bản 3 cuối sách), mà nhận-định âm, dương cho mỗi loại.

Mục lục 

ĂN UỐNG ĐỂ DUY-TRÌ SỨC KHỎE
VÀ ĐIỀU-TRỊ BỆNH TẬT

Theo khoa Tân-Dưỡng-Sinh thì phương-pháp dùng thực-phẩm cốc loại nhất là gạo lứt và muối mè, cùng một ít thứ rau quả giúp cơ-thể đạt được sự quân-bình âm dương, sẽ duy-trì được sức khỏe và chữa lành bệnh tật kể cả các bệnh nan-y.

Bằng chúng cho thấy gần đây bác sĩ Athony J. Sattilaro (Mỹ) đã tự chữa cho mình bịnh ung-thư tiền-liệt-tuyến đã di-căn gần chết, bằng các thức ăn uống nêu trên kết-hợp với tĩnh-tâm, tập thể-dục dưỡng-sinh, và đạo-dẫn (thoa bóp); sau 14 tháng bệnh đã lành hẳn, có sự kiểm-chứng trước và sau khi chữa của một hội-đồng Y-khoa. Các Bác-sĩ chuyên về ung-thư đã vô-cùng ngạc-nhiên sửng-sốt trước sự lành bệnh lạ-lùng chưa từng thấy này. Kết-quả này đã được đăng-tải trên các báo : Life (Mỹ) tháng 8/1982 và Báo Parimath (Pháp) tháng 10/1982 và ông còn viết trong cuốn Living Well Naturally do nhà xuất bản Hough Mifflin Compant Boston (Mỹ) sách này đã được nhóm Tân Dưỡng Sinh : Ngô-Ánh-Tuyết, Lê-Công-Thìn và Huỳnh-Văn-Thanh dịch với nhan-đề “Vui sống tự nhiên”. Như vậy chứng-tỏ rằng phương-pháp dưỡng-sinh bằng cốc loại lứt, đậu mè, rong biển, rau quả, tương, chao, loại bỏ thực-phẩm gốc động-vật như thịt, cá, thì sức khỏe được cải-thiện nhanh chóng, còn trị lành các bệnh nan y.

 

MƯỜI TOA ĂN THEO TỶ LỆ QUÂN-BÌNH ÂM DƯƠNG

 

Theo giáo sư Ohsawa (Nhật) thì có 10 cách ăn uống theo những tỷ lệ khác nhau để duy trì sức khỏe và trị bệnh sau đây :

 

Cách ăn số
Cốc loại
Rau cỏ xào khô và mặn
Canh
Thịt
Rau sống trái cây Tráng miệng
Nước
7 100%            

 

Ít

chừng nào

tốt chừng ấy

6 90% 10%        
5 80% 20%        
4 70% 20% 10%      
3 60% 30% 10%      
2 50% 30% 10% 10%    
1 40% 30% 10% 20%    
3 30% 30% 10% 20% 10%  
-2 20% 30% 10% 25% 10% 5%
-3 10% 30% 10% 30% 15% 5%

 

 

Mười toa ăn trên đây theo tỷ lệ quân-bình âm-dương nầy, tùy theo khả- năng nạp-dụng của mỗi người, cách ăn số bảy là cách ăn cao nhất và giản-dị nhất toàn cốc loại, cách ăn số – 3 là cách ăn thấp nhất cũng là cách ăn phức-hợp nhiều loại, đây là một cách ăn khó nhất trong bữa bệnh, vì cần phải điều điều-chỉnh đúng với tình-trạng bệnh-tật thì mới hiệu-quả. Bởi vậy nên khi bắt đầu nên ăn toa số 7, trong khoản 10 ngày và tuân theo các chỉ-dẫn sau đây :

– Không nên dùng thức ăn do kỷ nghệ sản xuất và đồ ăn có nhượm màu hóa chất, hoặc bảo trì, nói chung các thức ăn đóng hộp vô chai.

– Khi sức khỏe tăng dần ta có thể nới rộng cách ăn một cách thận trọng, từ cách số 7 đến số 3 trong một thời gian lâu chừng nào tốt chừng ấy, nếu tình trạng sức khỏe không khả quan thì nên ăn chuyên số 7, cách  số 7 thì kết quả bao giờ cũng được mỹ mãn trăm lần không sai một, nếu ta vững tin và bền chí.

– Đừng ăn rau trái bón bằng phân hóa học, hoặc rảy thuốc sát trùng.

– Đừng ăn thức ăn các nơi xa (trên 50 cây số cách chỗ mình đang ở) đem tới, nhất là đồ ăn đã đóng hộp.

– Đừng ăn rau củ trái cây trái mùa.

– Tuyệt-đối tránh những thức ăn cực âm như : khoai lang, khoai tây, măng và các loại cà : cà chua, cà đĩa (cà trắng), cà dái dê (cà tím).

– Đừng ăn các chất gia vị hóa-học, trừ ra muối biển, vì các chất gốc hóa học rất âm.

– Đừng uống cà-phê, không nên uống các thứ trà có nhuộm màu bằng thuốc hóa học, nên uống loại chè thiên nhiên chưa chế biến, lá chè càng già càng tốt.

– Hầu hết thức ăn động-vật (gồm cả bơ sữa, phó mát) như gà, heo, bò nuôi theo công-nghiệp, thường ở các nước kỷ-nghệ tiên-tiến thường nuôi bằng những thức ăn có pha chế các chất hóa-học, hoặc các loại thuốc kích-thích tăng trọng lượng. Nếu muốn ăn chút ít thịt cá, thì nên ăn các loại chim trời, cầm-thú hoang dã, cá nhỏ con tươi, sò hến phần nhiều ít bị nhiễm hóa-chất.

– Đình-chỉ dùng mọi thứ  thuốc men, nhất là các loại thuốc tổng-hợp bằng hóa chất, trong thời gian chữa bệnh theo phương pháp này.

– Nhai thật kỷ, nhai đến lúc nào có cảm-giác cơm biến thành sữa là được. Muốn mau lành bệnh chừng nào thì càng phải nhai kỷ chừng ấy, vì thức ăn đưa vào miệng chịu tác-dụng cơ-học là sự nhai, giúp thức ăn được nghiền nát, và tác- dụng hóa-học do diếu-tố trong nước bọt thấm vào thức ăn giúp tiêu-hóa tinh-bột ngay từ miệng giúp cho bao-tử tiêu-hóa nhẹ-nhàng.

Càng nhai kỷ thì nước bọt càng tiết ra rất nhiều, mà theo trường phái luyện đạo trường-sanh của Tiên-gia, rất quý-trọng nước bọt, họ gọi là nước ngọc- tuyền, dùng để trị ngũ lao thất thương, là một thứ diệu-dược giúp  con người sống lâu, tăng tuổi thọ, họ khuyên mỗi ngày nên diêu-động cái lưỡi cho nước bọt ra nhiều, rồi nuốt cho sâu xuống tận đơn-điền, mỗi ngày bốn thời vào Tý Ngọ Mẹo Dậu, thì sống lâu không tật bệnh. Thầy thuốc Trình-Chung-Linh (Trung-quốc) khuyên nên dùng nước bọt, ông gọi là Hoa-trì, nuốt càng nhiều càng bổ chân âm, giúp cho âm thăng hỏa giáng, những người chân âm khuy tổn thì nên dùng nước bọt mà bổ. (Theo y hoc Tâm Ngộ)

Trong bửa ăn nếu muốn đạt được kết-quả tối đa của sự dinh-dưỡng, cần thực hiện bửa ăn như một nghi-lễ, nghĩa là phải tập-trung hết chính-tâm thành-ý vào bửa ăn với tấm lòng biết ơn sâu xa, có đọc kinh-nguyện hay quán-niệm theo nội-dung  hai bài kinh Vào ăn cơm và Ăn cơm xong.

Để quán-niệâm theo nội-dung nêu trên, đã có một số câu kinh hướng-dẫn như là:

Giữa vạn-vật con người một giống,

Phải uống ăn nuôi sống thân phàm.

Từ-bi ngũ cốc đã ban,

Nhâỵn nuôi con trẻ chu-toàn mãnh thân.

. . .

Nhờ ơn Bảo-mạng Huyền-thiên

Con mong mượn xác đoạt quyền vĩnh sanh

                                    (Kinh vào ăn cơm)

Hoặc những câu như là:

Ngậm cơm  ơn ngậm hằng ngày,

Nên người con nguyện ra tài lợi sanh.

Con cầu xin mãnh hình tráng kiện,

Giúp nên công xoay chuyển cơ đời.

Trên tuân pháp-luật Đạo Trời ,

Dưới thương sanh chúng một lời đinh-ninh.

                                     (Kinh ăn rồi).

Ngay như Giáo-sư Oshawa cũng khuyên rằng, khi dùng thực-phẩm trường-sinh nên có tấm lòng biết ơn và nguyện đền đáp lại bằng cách :

“Ăn một hạt trả mười hạt”

– Nên thực-hiên từng bước trong lúc thay đổi dinh dưỡng:

Sự thay đổi phương-thức dinh-dưỡng chúng ta thường thấy xảy ra trong hai trường hợp sau đây:

Một là do lý-tưởng tôn-giáo do tín-ngưỡng vào một Ơn kêu gọi của Thiêng-liêng, những người này thường từ bỏ lập tức những cao-lương mỹ-vị, để thực-hiện trường-trai như các Đức Ông Ngô-Minh-Chiêu, Lê-Văn-Trung, Phạm-Công-Tắc là các môn-đồ đầu tiên của Thượng-đế.

Còn có trường hợp vì sức khỏe vì sự sống còn của xác thân như trường-hợp Bác sĩ Athony J. Sattilaro mà chúng tôi đã dẫn chứng trước đây, vì mắc bệnh-ung thư đã đến giai-đoạn nguy-kịch, Ông đã cho biết :

“Vì bệnh quá nặng, nên tôi được hướng dẫn theo một chế độ ăn uống khắc khe… ngay từ bữa đầu tôi đã ăn như vậy, không hề  có thời gian chuyển tiếp. Trong nhiều tháng, tôi ăn chay triệt để, không sờ đến thịt cá, kiêng cả đường và trái cây. Tôi ăn mãi cho đến khi bệnh ung-thư biến mất, mới nới rộng thêm đôi chút… Thời gian đầu tôi muốn khùng lên vì thèm đường… Nhưng cuối cùng tôi xác định rằng sự sống còn quan trọng hơn thỏa mãn thèm muốn, và chính sức mạnh của ý chí… đã cứu tôi” (Theo Living Well Natuarally / Dr. Anthony J.Sattilaro)

Hai trường-hợp nêu trên vì lý-tưởng hay vì sự sống mà bắt tay ngay vào phương-thức ăn chay rồi lâu ngày sẽ thấy thích-thú và ngon miệng, nhưng đối với đa số người sự thay đổi đột-ngột trong ăn uống sẽ không chịu được sự thèm ăn mà bỏ cuộc. Nên một số kinh-nghiệm dưỡng-sinh khuyên nên có một thời-gian ăn chuyển-tiếp từng bước, trong lúc thay đổi phương-thức dinh-dưỡng như sau đây:

Trong mười toa ăn nêu ở trước, chúng ta nên tuyển chọn từ cách ăn thấp nhất (nhiều thịt cá, nhiều rau trái) rồi đến cách ăn trung-bình (ít thịt cá, nhiều rau trái) rồi đến cách ăn cao nhất toàn cốc loại. Trong cách ăn thịt cá thì nên loại bỏ thịt đỏ (bò, heo, thú bốn chân) sang ăn thịt gia cầm (chim, gà, vịt), ăn  cá thì chuyển sang ăn cá nhỏ con, hoặc tôm cua, sò, ốc… thay vì ăn nhiều, nay bớt lại, hoặc thỉnh-thoảng mới ăn, để có thể quen dần. Cũng như kiên ăn đường, thì  chuyến tiếp bằng ăn các loại đường trong trái cây chín, khoai, bí đỏ, củ cải đỏ, ca- rốt, hoặc ăn chút ít đường mía chế-biến theo phương-pháp cổ-truyền.

Thật ra phải đòi hỏi một sự quyết-tâm, chứ  thay đổi một tập-quán ăn uống chẳng phải dễ-dàng, nhất là lúc ban đầu. Nhiều người biết ăn vào thì chết, những vẫn không nhịn được , nên cần phải vật-lộn với sự thèm-thuồng, rớt lên rớt xuống, lên chay ngã mặn nhiều lần, có lắm người thiếu nghị-lực đành phải buông tay, thật đáng thương-tâm. Nên khi muốn thay đổi ăn uống cần phải có thiện-chí, tích-cực, kiên-nhẫn tiến lần từng bước dù cho chậm nhưng phù-hợp với mình thì tốt hơn.

Theo phương-pháp Tân dưỡng-sinh, khuyên những người thay đổi thức ăn động vật sang thức ăn thực vật và cốc loại để chữa bệnh thì nên tuân-thủ theo quy-trình sau đây :

“Hai tháng rất nghiêm nhặt… hai năm chú ý thận trọng đừng ra ngoài lề lối quá… nhưng chỉ sau mười năm người ta mới có thể muốn làm gì thì làm (Theo Giáo sư Ohsawa/Nhật).

Thật ra theo kinh-nghiệm bản-thân của những người thực-hiện theo phương-pháp này, thì trong những năm tháng đầu tuy bệnh thuyên-giảm hoặc hết hẳn, nhưng nó cũng còn cái gốc rể bám sâu một nơi hiểm hóc nào đó, nó sẵn-sàng bùng ra gây bệnh lại, khi người bệnh ra quá ngoài lề-lối, nhưng càng lâu  con người có khả-năng tự chọn lựa những thức ăn thích-hợp với cơ-thể và bệnh-tình của mình, câu nói : “muốn làm gì thì làm” tức là khi đó đã biết “tùng tâm sở dục” chứ không có nghĩa muốn làm gì thì làm theo sự ham ăn hốc uống của phàm-tục.

Sự thật ở một số người cũng còn có khả-năng tự chọn lựa thức ăn hợp với mình, như mùa nóng bức (dương) thường thích ăn các thức mát mẻ, mùa lạnh (âm hàn) thường thích các thức ăn nóng ấm. Ở một số người tuy phi tín-ngưỡng, nhưng bẩm sinh họ không ăn được thức ăn động-vật, hoặc một số không ăn được thịt đỏ (thú 4 chân) chẳng hạn. Những người này là do bẩm sinh, hoặc do di-truyền. Còn đại đa số đã đánh mất bản-năng tự chọn lựa thức ăn do sự dinh-dưỡng sai lầm qua nhiều thế-hệ, nay muốn tìm lại, thì phải trải qua một thời-gian luyện tập dài, chín mười năm mới có được, điều này chúng ta nhận thấy ở một số người ăn chay nhiều năm, vì một lý-do nào đó hoặc phải ăn nhằm thịt cá sẽ bị oái mữa, hoặc bệnh-hoạn.

Để việc ăn uống tránh sự tùy-tiện, nhiều nhà dưỡng sinh khuyên nên lập một thực-đơn hàng ngày, để thực-hiện việc mua sắm thức ăn và phương-pháp nấu nướng có được sự hướng-dẫn chính-xác.  Theo chúng tôi thấy việc này rất hửu ích, tại mỗi tư gia cũng như tại phòng trù của các tu-viện, tịnh-thất, chùa-chiềng nên tùy theo địa-phương, tùy theo mùa mà nên thực-hiện một thực-đơn tiêu-chuẩn trong một tuần hoặc một tháng, để đảm-bảo việc ăn uống đúng phương-pháp, hầu tránh sự đau ốm bệnh-tật cho các thành-viên của mình.

Bác sĩ Torajima đã cho biết cụ-thể về các chế-độ ăn có liên-hệ đến sức khỏe như sau :

  1. Ăn nhiều gạo trắng với nhiều thức ăn động vật : nhất định sinh bệnh.
  2. Ăn nhiều gạo trắng + rau sống và hải tảo + thức ăn động vật : tương đối khỏe mạnh, vì chế độ này tốt hơn chế độ I, vì thêm rau quả và hải tảo.
  3. Ăn bánh mì trắng + đường + rau quả + thức ăn động vật : không được khỏe mạnh, trong chế độ này nếu không ăn rau quả nhất định sẽ bị bệnh.
  4. Ăn bánh mì đen + rau và hải tảo + thức ăn động vật : mạnh khỏe.
  5. Ăn gạo xay + rau quả và hải tảo + chút ít thức ăn động vật : nhất định mạnh khỏe (nếu ăn gạo xay lức khó ăn thì nên ăn cơm gạo giả sơ còn lức cũng được).

Bác sĩ Torajima kết luận rằng :

“Bất cứ dân tộc nào cũng vậy nếu dùng một loại  ngũ cốc làm thức ăn chính, cũng có thể duy trì được sự sống khỏe mạnh, như người Nhật ăn gạo xay chẳng hạn.” (Theo cuốn “Phương pháp giữ gìn sức khỏe không cần thuốc” tư liệu của nhóm dưỡng sinh Việt Nam sưu tập).

Tóm lại theo khoa dinh-dưỡng cổ-truyền thì khuyên con người nên ăn uống đúng theo quân-bình âm-dương, ngày nay theo kinh-nghiệm lâm-sàng của những nhà chữa bệnh bằng thực-dưỡng, thì cụ-thể hóa sự quân-bình đó bằng cách dinh- dưỡng cốc loại, mà Ohsawa thì thực-dụng bằng cách ăn gạo lức muối mè là một toa ăn đơn giản để lập quân-bình âm-dương cho những người đã bị thiên-lệch, sinh ra bệnh-hoạn.

Mục lục 

PHƯƠNG CHỮA BỆNH BẰNG CÁCH NHỊN ĂN
(TUYỆT THỰC)

Theo chơn-truyền của Đạo, Đức Chí-Tôn có dạy phương-pháp nhịn ăn để chữa bịnh. Theo lời Bà Nữ Đầu-sư Hương-Hiếu tường-thuật rằng Đức Cao Thượng-Phẩm bị bịnh đau dạ-dày và phổi, Đức Chí-Tôn đã dạy Ngài tuyệt-thực và hít thở không-khí ban mai lúc mặt trời mọc lên khi còn thấp.

Đức Chí-Tôn dạy rằng :

“Thầy thấy con bịnh phổi và bao tử, nên cho huyền diệu pháp cho con khỏi ăn đôi lúc cho thiệt mạnh. Hai cơ khí ấy vốn là hình-chất nên khó lấy huyền-diệu mà trị nó theo lẽ thường, Thầy buộc ngưng phận-sự nó đặng tiếp dưỡng hườn nguyên…

Cư, Tắc ! Hai con muốn Thầy giải phép tiếp-dưỡng huyền-diệu ấy thế nào chăng?

“… Trong không khí tuy phàm nhãn không thấy đặng, mà không khí ấy chứa đầy vật chất tiếp dưỡng “Matières Nutrivites” của xác trần, vì nhờ nó biến-hóa chúng sanh…

“Không khí “Air Respiratoire” chứa đầy khí phách tiếp dưỡng mà nuôi nấng chúng sanh…

“Cái khí con hốp hằng ngày ấy thì như bữa cơm ăn đó  vậy, Thầy chỉ có sửa cơ khí phàm các con, nhứt là bao tử cho nó có huyền diệu pháp mà tiếp cho đặng cái khí phách mà làm vật  thực nuôi nấng lấy mình. (Theo Đạo-Sử I – Nữ Đầu-sư Hương-Hiếu / trang 63/64).

Ngày nay khoa-học cũng đã thừa-nhận phương-pháp nhịn ăn để chữa bệnh rất có hiệu-quả. Sau đây là lời phát-biểu của Bác sĩ Imamuara (Nhật) chủ-nhiệm phòng chẩn-trị tại bệnh-viện Điều trị bằng nhịn và ăn thức ăn thiên-nhiên tại Nhật đã nói rằng :

“Về mặt nào đó sự tiến bộ của khoa học đã đem lãi nhiều hơn cho loài người. Mặc dù thành tích điều trị bệnh nhân mãn tính có rất nhiều. Song trước đây 30 năm, kể từ khi tôi trở thành Bác sĩ, cũng như hiện nay chưa có gì thay đổi lớn.

“Bằng y học hiện đại, có bệnh được chữa khỏi nhờ thuốc và nhờ dao mổ. Nhưng nhiều bệnh nhân mãn tính, sống dở chết dở chúng không khỏi bệnh, hằng ngày lo lắng băn khoăn. Với những bệnh nhân đó, kết hợp với phương pháp điều trị bằng nhịn ăn, trong 30 năm nay tôi đã thu được nhiều hiệu quả điều trị.

“Cả nhà tôi gồm cha mẹ vợ con tôi, trước hết là tôi, là những người đã thực-hiện phương pháp này. Nhờ đó mọi người khỏe mạnh không ốm đau”.

“Vì phương pháp này có liên quan mật thiết đến vấn đề tôn giáo từ xưa. Bên cạnh đó lại nghe nói một cách không khoa học, cho nên các thầy thuốc nói chung, không chú ý đến và bỏ qua. Đó là thiên kiến của người chưa biết rõ ràng và ghét việc không ăn.

” Vì vậy tôi xin giới thiệu phương pháp này với các nhà học giả và ngoại khoa (Theo phương pháp giữ gìn sức khỏe không dùng thuốc của Bác sĩ Torajima Fumio và một nhóm gồm Giáo sư, Bác sĩ Nhật biên soạn/ Do nhóm Tân dưỡng sinh Việt Nam sưu tập/1968).

Trên đây là những phát-minh của các thập niên cuối thế-kỷ này, nhưng trước đây vào những thập niên của đầu thế kỷ XX , Đức Chí-Tôn đã dạy phương- pháp tuyệt-thực để chữa bịnh có một cơ-chế như sau  :

“Thầy dạy nói phép tuyệt thực.

Cơ khí của châu thân, nhờ tì bổ vật-chất thực, còn phổi bổ huyền-vi thực, hễ tỳ hưởng nhiều vật-chất thực, thì còn ít phần cho phổi hưởng huyền-vi vật thực; các phần tinh-ba của vật-thực mà châu-thân hưởng, đặng gìn-giữ sự sống đều có định phân… Ít cũng không đặng; mà nhiều cũng không đặng. Trong hình vật-chất thực có tinh-ba đặng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu huyền-vi vật thực cho đủ sổ, đặng giúp cho châu thân con người có chất Thánh gìn giữ thường ngày bền vững đặng.

“Thầy trước khi ngưng phận-sự, thì Thầy dạy phổi phải thọ huyền-vi vật thực. Thầy lại ngưng không cho nó hao mòn nữa, nên ngày nào tuyệt thực thì ngũ tạng lục phủ giữ nguyên… (Theo Đạo-sử I – Nữ Đầu sư Hương Hiếu/tr.61-62).

Thánh giáo của Đức Chí-Tôn nêu trên, có nghĩa là khi tỳ vị ngưng làm việc để nghỉ-ngơi, hầu có điều-kiện phục-hồi, thì phổi phải tiếp nhận huyền-vi vật thực (sinh-quang khí) để thay cho thức ăn, để nuôi nấng ngũ-tạng, lục-phủ. Nên con người mới có thể không ăn mà sống, đồng thời tiêu trừ được tật bệnh.

Giữa dạ-dày và phổi đều có chức-năng là tiếp-nhận sự sống từ bên ngoài đưa vào, hai bên đều có giới hạn của nó, theo Đức Chí-Tôn dạy thì :

“… nhiều cũng không đặng, mà ít cũng không đặng”

Nếu dạ-dày ăn nhiều quá, sẽ làm trở-ngại cho sự hít thở, điều này chúng ta có thể thấy khiï ăn quá no, thì khó thở hoặc thở ách là vậy. Do đó khoa dưỡng-sinh khuyên con người nên ăn  uống điều-độ, thỉnh-thoảng nên nhịn ăn tối thiểu mỗi tuần một bữa, để dạ-dày được nghỉ-ngơi. Còn nếu bị bệnh-hoạn thì nên tuyệt-thực hoặc tiết-thực ít hôm, để dạ-dày được nghỉ-ngơi, hầu sức khỏe mau hồi-phục. Chúng ta thường thấy ở sinh-vật hạ-đẳng, khi nó bị bịnh, thường bỏ ăn suốt thời gian đau ốm để cơ-thể tự điều-chỉnh chống-đở với tật-bệnh.

Trên đây là chơn-truyền của Đức Chí-Tôn dạy các môn-đồ đầu tiên của Ngài vào những thập niên của đầu thế kỷ XX, khi mà phương-pháp nhịn ăn còn phủ trùm một lớp thần-bí chưa được giới khoa-học giải-thích. Khi đó các môn-đồ chỉ thực-hiện theo đức-tin mà không cần một sự lý-giải nào của khoa-học.

Ngày nay, sự tuyệt-thực và tiết-thực để chữa bệnh cũng như duy-trì sức khỏe đã được các nhà khoa-học giải-thích dựa trên cơ-sở sinh-lý-học. Theo Bác-sĩ Cohiro nguyên chủ-nhiệm bộ môn sinh-lý viện Hàn-Lâm Khoa-học Nhật-Bản đã giải thích cơ chế nhịn ăn để chữa bệnh như sau :

“Sự già yếu tật bệnh là do sự ứ đọng của các tế bào già nua. Nhịn ăn sẽ phá tan các tế bào ốm, đưa các tế bào già ra ngoài cơ thể. Tẩy sạch các cơ quan nội tạng, cơ thể được cải-tạo trẻ lại, trở thành vô bệnh. (Theo “Phương pháp giữ gìn sức khỏe không dùng thuốc” do nhiều vị Giáo sư và Bác sĩ Nhật bản biên soạn/Tư liệu sưu tập  của nhóm Tân dưỡng sinh Việt Nam).

Trong các tư-liệu sưu-tập được sau đây cho thấy sự tuyệt-thực có rất nhiều hữu ích như sau :

– Tuyệt-thực có khả-năng trị bệnh kỳ-diệu.

– Tuyệt-thực có thể cải-tạo thể-chất và tinh-thần con người.

– Khả-năng của nhiều sinh-vật kể cả con người có thể tuyệt-thực từ một buổi trong tuần đến nhịn ăn hàng tháng hoặc nhiều tháng :

* Con hải cẩu nhịn đói suốt trong mùa giao tình. Đây là một chuỗi ngày trát-tán về tình-dục và chiến-đấu dẻo-dai để chống những kẻ tình địch…

* Con tằm sau 30 ngày ăn lá dâu, kéo kén nằm nghỉ nhịn ăn để cơ thể biến hóa thành bướm ngài xé kén bay ra.

            * Ấu trùng giống ong cũng bế phòng nhịn ăn một thời gian để cải tạo cơ thể thành con ong có chân có cánh…

* Con quăng (bọ gậy) sắp hóa thành muỗi cũng trải qua thời gian nhịn ăn mấy ngày…

* Con nòng nọc nhịn ăn để phân hóa  thực phẩm dự trữ ở cái đuôi mà bồi dưỡng cho cơ thể  lúc hai chân trước bắt đầu mọc…

* Con cua gãy càng, con thằn lằn đứt đuôi chịu nhịn đói tĩnh dưỡng để cơ thể làm phép lạ tái tạo cái càng mới, cái đuôi mới mọc ra…

* Dơi, chuột, chồn, sóc, nhím, cóc, nhái, cắt kè, rắn, ốc, sên, gấu, cá sấu, cá gáy… đều là các con vật nhịn ăn trong giấc đông miên (giấc ngủ mùa đông) đằng đẳng mấy tháng trời ở xứ lạnh.

* Ở các nước văn minh trên thế giới, hàng triệu bệnh nhân chữa bệnh bằng cách tuyệt thực do các bác sĩ danh tiếng như : BS.Herbert M. Shelton, BS.Guelpa, BS.Frumusan, BS.VitorPauchet, BS.P.Carton, BS.AlbertCaillet, BS.Hanish, Bsmôller, BS.Dewey, BS.Bertholet, BS.Hazzard, BS. Carrington.v.v…

* Sau bốn mươi chín ngày nhịn ăn Đức Phật mới hoát-nhiên đại ngộ Chân-lý Trung-đạo chứng-quả Bồ-Đề  Vô-thượng.

* Đức Chúa Jésus cũng đã nhịn ăn ròng rã 40 ngày mới khởi sự truyền giáo và thu nhận các môn đồ đầu tiên ở dọc mé biển Galilée.

(Theo Tuyệt thực đi về đâu/Thái Khắc Lễ sưu tập).

 

Theo tư-liệu sưu-tập  của nhóm Tân dưỡng-sinh Việt-Nam : Phương-pháp giữ-gìn sức khỏe không dùng thuốc” do nhiều vị Giáo sư và Bác sĩ Nhật-bản biên- soạn đã cho biết:

Bác sĩ Nacagawa (Nhật) sau 37 năm, đã mắc rất nhiều thứ bệnh : khi nhỏ thì đái dầm, mụt nhọt, táo bón… lớn lên thì suy nhược thần kinh viêm xoang, đau dạ dày và ruột, giảm thị lực có tính chất viêm thần kinh thị, loạn thị, viêm ruột thừa… Khi 31 tuổi thì tự dưng bị mù điết hoàn toàn, khi 32 tuổi bị viêm thận cấp tính, khi 35 tuổi thì bị lao xương chân phải… trong 37 năm phải mổ một lần. Nhưng từ khi thực hiện phương pháp nhịn ăn và uốn nắn lại cách ăn đúng, cho đến nay hơn 20 năm, không đau ốm gì. Theo ông thì trước kia do chỉ dựa vào thuốc men và tâm bổ nhiều thịt trứng, sữa bò, pho-mát, rau quả, bánh kẹo… kinh tế gia đình trở nên gay go vì túng thiếu. Tuy dinh dưỡng theo phương thức này, người có béo lên, nhưng bệnh tật vẫn không khỏi. (Theo tư liệu trích dẫn trên).

Theo Bác sĩ Torajima thì nhịn ăn còn có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư:

“Bà tôi, cha tôi và 2 anh ruột tôi đều chết vì ung thư, cho nên tôi tích cực nghiên cứu, thực hiện phương pháp nhịn ăn, và ăn thức ăn thiên nhiên. Tôi thấy rằng phương pháp đó có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư “ (. (Theo “Phương pháp giữ gìn sức khỏe không dùng thuốc” do nhiều vị Giáo sư và Bác sĩ Nhật bản biên soạn/Tư liệu sưu tập  của nhóm Tân dưỡng sinh Việt Nam).

Theo kinh-nghiệm lâm-sàng của những thầy thuốc và người thực-hiện chữa bệnh bằng nhin ăn đúc kết được như sau :

– Y-học xem phương-pháp chữa bệnh bằng nhịn ăn là một cuộc giải-phẫu không dùng dao kéo để loại bỏ tất cả mầm bệnh và tế-bào già-nua tồn đọng để đổi mới cơ thể, nên khi thực-hiện người bệnh cần nghiên-cứu kỹ-những chi-tiết liên- quan  hoặc nhờ một người có kinh-nghiệm hướng-dẫn và săn-sóc để khỏi xảy ra những tai-biến.

– Đối với những người có thể-trạng gầy yếu mất sức không nên nhịn ăn dài ngày, và cũng cần thận-trọng để đề phòng những bất-trắc, nhất là chỉ nên thực- hiện trong thời-gian ngắn vài ba ngày thì đã có kết-quả tốt.

– Cần phải có đức tin mạnh-mẽ vào phương-pháp, vì lưng-chừng hoặc áp- dụng thử một cách tùy-tiện khi chưa tìm hiểu rõ ràng, hoặc không có người hướng dẫn, săn sóc, theo dõi, là một việc làm có thể nguy-hiểm cho bản-thân. Yêu-cầu không những mình người bệnh tin-tưởng mà cả người nhà cũng hiểu-biết và sẵn sàng yểm-trợ thì mới kết-quả.

– Một số phản ứng của cơ thể khi mới tuyệt thực :

* Cảm giác đói cồn cào đôi khi mãnh liệt sau khi nhịn ăn một vài bữa, đây là cảm giác đói giả nó sẽ chóng qua sau vài ba bữa nhịn hoặc vài ba ngày thì hết.

* Đắng miệng, lạc miệng, hôi miệng

* Hơi thở hôi, các chất bài tiết cũng nặng mùi hơn.

* Đau đầu, nhức mỏi hoặc bủn rủn tay chân, đôi khi có cảm-giác suy- kiệt trầm-trọng.

* Mạch có thể nhanh hoặc chậm hơn bình thường, huyết-áp cũng thấp hơn bình-thường.

Những triệu-chứng trên chỉ xuất-hiện sau khi nhịn ăn vài ba ngày, sau đó sẽ ổn định, không nên hốt hoảng, đi nhờ đến các thầy thuốc thiếu kinh-nghiệm về tuyệt-thực xử-trí bằng thuốc men dồn-dập có thể đưa đến tai-biến.

Bác sĩ Carrington cho biết :

“Bất kỳ nhịn ăn là bao lâu, không có sự nguy-hại nào đáng sợ do nhịn ăn xảy ra. Vì cơn đói và thèm ăn luôn luôn trở lại đúng lúc trước thời gian mà sự nhịn ăn có thể nguy hại cho cơ thể xảy  đến “ (Theo Tuyệt thực đi về đâu do Thái Khắc Lễ sưu tập)

Những sự săn sóc cần thiết trong khi nhịn ăn, và các dấu hiệu báo trước khi nhịn ăn cần được kết thúc :

– Trong lúc nhịn ăn thì cơ thể sẽ tận dụng các chất sự trữ để nuôi sống cơ-thể. Khi mà các chất này đã hết, đồng-thời cũng là lúc mà cơ-thể đã loại bỏ hết mầm bệnh, thì các dấu hiệu báo trước sẽ xuất hiện :

* Sự đói bụng và thèm ăm tự-nhiên xuất-hiện trở lại, đây là dấu hiệu rõ-ràng và trung thực nhất để báo hiệu cuộc tuyệt-thực cần kết-thúc.

* Lưỡi trở nên sạch, hết bợn trắng

* Hơi thở trở nên thơm dịu, nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp trở lại bình thường.

* Các chất bài tiết không còn nặng mùi, nước tiểu trong.

– Những sự săn sóc cần thiết trong khi nhịn ăn, đối với cơ thể và tinh thần:

* Cần được nghỉ ngơi, chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng như đi tản bộ hít thở nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông..

* Giữ cơ thể ấm áp.

* Tinh-thần phải thoả-mái, vui-vẻ, tự-tin

– Đối với không khí:

* Cần tiếp xúc với không khí trong lành, người bệnh tuy cần giữ ấm, nhưng phòng ốc phải thoáng mát.

* Theo Chơn truyền của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ khi Đức Chí-Tôn dạy phép tuyệt-thực để chữa bệnh cho các môn-đồ thì Ngài khuyên nên tập hít thở không-khí trong-lành ban  mai  lúc mặt trời vừa lên, để tiếp thu huyền-vi vật thực (Prana) hầu bồi-bổ cơ-thể, gần đây theo kinh-nghiệm lâm-sàng của những người chữa bệnh bằng tuyệt-thực thì nên kết hợp với thở đúng cách (khí-công) kết quả sẽ tuyệt hảo.

 

– Đối với nước :

* Không nên kiêng uống nước hoàn-toàn mà tùy nhu-cầu cơ-thể, khát thì uống vừa phải, không nên dùng nước nhiều dư thừa, không nên pha vào nước tinh-khiết bằng các dược-chất như sâm, chanh, trái cây, đường, sữa.v.v… làm như vậy sẽ mất tác-dụng của tuyệt-thực, mà đó chỉ là cách tiết-thực mà thôi.

* Không nên tắm vòi nước hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Cần tắm nước ấm, tắm nhanh hoặc lau mình bằng nước ấm. Xong nên mặc đồ đủ ấm để bảo tồn nhiệt lượng của cơ thể.

– Khi chấm dứt tuyệt thực cần có thời gian săn sóc chuyển-tiếp tỷ-lệ thuận với thời-gian tuyệt-thực :

* Bằng cách uống chút ít nước cháo gạo rang, rồi ăn cháo lỏng dần dần ít hôm hãy từ từ ăn cơm.

* Sau khi tuyệt thực cảm-giác thèm ăn và ăn ngon miệng có thể tiếp tục kéo dài hàng tháng, nên sự tẩm-bổ cũng phải chừng-mực vừa phải, không nên bội thực, sẽ làm tăng trọng-lượng cơ-thể nhanh-chóng.

Bác sĩ Carrington mô tả cảm giác người nhịn ăn đến giai đoạn chót như sau:

” Sự trẻ trung đến một cách bất-ngờ và trọn vẹn, một cảm-giác thư-thái nhẹ-nhàng, vui-vẻ và yêu-đời, một sự hăng-hái thích-thú và khỏe-mạnh tràn ngập dồi-dào trong người bệnh nhịn ăn” (Theo Tuyệt  thực đi về đâu của Thái Khắc Lễ sưu tập).

Lỗi lầm thường mắc của người bệnh là đã non gan, chấm dứt sự tuyệt-thực quá sớm, trước khi cơ thể phục-hồi sự  trẻ-trung, đây là một điều đáng phàn-nàn, đã làm xúc-phạm đến phương-pháp quí-giá này. Nên đối với những người chưa tin- tưởng hoặc không có đủ điều-kiện, thì thay vì tuyệt-thực nên thực-hiện phương- pháp tiết-thực theo quân-bình âm-dương của Giáo-sư Ohsawa đã đề cập ở phần đầu thì cũng sẽ có kết-quả tốt mà không cần phải nhịn ăn.

 

Theo Giáo sư Ohsawa thì :

“Ăn uống theo phép Tân dưỡng sinh (quân bình âm dương), không những chỉ đề phòng những bệnh nan-y mà sẽ chữa lành các bệnh đó ở bất kỳ ở giai đoạn nào”. (Theo Zen Dưỡng sinh).

Trên đây chúng tôi xin sưu-tầm cống-hiến quí Đồng-đạo, những tư-liệu để chứng-minh về phương-pháp tiết-thực và nhịn ăn để chữa bệnh đã được lưu-truyền trong cửa Đạo cũng như ngoài nhân-gian. Coi như đó là phép” Sinh tồn” mà Đức Chí-Tôn đã trao cho chúng ta :

“Đưa phép sinh tồn cho trẻ ngó,

Theo chơn giỏi bước níu theo Thầy.

Mục lục 

KIẾN THỨC MỚI TRONG
VẤN ĐỀ ĂN CHAY

Theo luật-pháp chơn truyền của Đạo Cao-Đài qui-định thì bậc Thượng-thừa phải ăn chay trường mới bước vào tịnh luyện, còn bậc Hạ-thừa thì không qui-định phải trường trai mà chỉ cần ăn chay 6 ngày đến 10 ngày mỗi tháng.

Trong Phương Luyện Kỷ, phần Luyện Thân, Luyện Trí, Đức Hộ-pháp dạy phải :

“ Ẩm thực tinh khiết”,

Như vậy ăn chay cũng là Phương tu-luyện. Nên ngoài sự lợi-ích về sức-khỏe, nó còn giúp cho người tu-hành đạt được phần tâm-pháp sau đây :

– Ăn chay là phương pháp mở rộng lòng nhân ái, thương sanh trắc ẩn, thừa- nhận và tôn-trọng một cách tuyệt-đối với thế-giới vật loại vốn là công-trình sáng- tạo tuyệt hảo của Thượng-Đế. Điều nầy Đức Hộ-Pháp đã dạy như sau :

“… Phải thương yêu nhơn-sanh và vật-loại hơn mình và coi đồng thể đồng sanh với mình” (Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp ngày 15/II Bính tuất/1946 tại Khách Thiện Từ)

Cho nên ăn chay là tập phát triển tình thương yêu vô tận này.

– Ăn chay giúp cho con người biết quan-tâm tới sự liên-đới giữa vạn-linh, dùng các vật loại mà không lạm-dụng một cách ích-kỷ. Biết coi tất-cả vật thực của Thượng-Đế ban cho là để duy-trì sự sống, không phải chỉ nhất thời, mà còn là sự hưởng thụ lâu dài. Không chỉ cho mình, mà cả vạn-linh.

– Ăn chay giúp cho con người biết hưởng-thụ một cách chừng-mực vừa phải những phương-tiện mà Thượng-Đế ban cho, đồng thời có bổn-phận cộng-tác với Ngài để bảo-vệ chăm-sóc một cách trân-trọng các công-trình sáng-tạo tuyệt-hảo của Hóa-công. Ở con người luôn có một vị thế ưu-tiên, có quyền sử-dụng tất-cả các tạo-vật nhưng phải sử-dụng trong sự liên-đới, với một tinh-thần trách-nhiệm, tôn-trọng thiên-nhiên và sự sống, nhất là không được phép khống-chế và hủy- hoại nó.

– Ăn chay là phương-pháp chủ trị phàm-tâm để phát-huy thiên-tánh, luyện- tập sự tự-chủ, tạo cho mình làm một “chủ nhơn ông” trong mọi sinh-họat, không làm tôi-tớ cho những thị-hiếu thấp-hèn, mà thị-hiếu thèm khát ăn uống là một trong những đòi hỏi mạnh-mẽ nhất.

– Ăn chay là một phương-tiện hổ trợ cho sự trì-giới, là một phương thuốc hữu-hiệu, chống lại mọi sự nghiện-ngập thèm khát vô độ, chống lại thị-dục chiếm- hữu, hưởng-thụ và đòi-hỏi của lục căn. Nên những người bị nghiện-ngập nếu thực- hiện ăn chay đúng cách cũng là phương-pháp cai nghiện tích-cực.

Như vậy về mặt tâm-pháp ăn chay có những bí-ẩn trọng-đại, chỉ có những người cố công tìm hiểu và thực-hiện nghiêm-túc thì mới đạt đến phần bí-pháp nhiệm-màu của nó. Nên có một số trường-phái cho rằng chỉ cần chăm-sóc cách ẩm-thực cho tinh-khiết, hợp với quân-bình âm-dương, thì cũng là một phương tu theo chánh đạo. Theo kinh-nghiệm của nhiều người ăn chay nghiêm-túc, đúng phương-pháp đều nhận thấy rằng các nhu-cầu trong đời sống rất là quân-bình, thể xác không còn thèm khát bất cứ thứ gì, đến nỗi phải đòi hỏi sự thỏa-mãn, đồng thời vẫn sống tích-cực, hăng-hái trong mọi sinh-hoạt, với một nội-lực thâm- hậu, chứ không lãnh-đạm, tiêu-cực.

Ăn chay không những chỉ hữu-ích về thân-xác, cơ-thể ít tật-bệnh, nhẹ- nhàng, mà giúp con người xa lánh tội-ác, tạo thanh điển cho chơn-thần dễ kề cận với Thánh-linh. Nên Đức Chí-Tôn dạy rằng :

“Chư môn đệ phải trai giới

“Vì tại sao ?

“Nếu như các con ăn mặn luyện đạo, rủi ro có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng.

“Như rủi bị hườn thì đến khi đắc đạo, cái trược-khí vẫn còn, mà trược-khí thì lại là vật tiếp điển (bon conducteur d’ électricité) thì chưa ra khỏi lằn không-khí đã bị sét đánh tiêu-diệt. Còn như biết khôn ẩn núp tại thế mà làm một bậc “Nhân tiên” thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.

“Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng Luyện đạo” (TNHT/QI/tr.28-29-30).

Thánh-giáo nêu trên, đối với bậc Thượng-thừa tu luyện đến độ khai khiếu, xuất thần, mà chơn-thần (Đệ nhị xác nhân) chưa thuần dương, còn âm trược, khi xuất ra khỏi xác thân vân du thiên ngoại sẽ bị sét đánh tiêu-diệt. Chứ còn bậc hạ- thừa, thì chỉ cần giữ trai giới 10 ngày, cũng đủ để thọ-pháp tu-luyện theo trình-độ của mình. Còn khi quy-liễu thì được hành-pháp độ-thăng, chơn-hồn qua từ từng trời có chư Thần Thánh  Tiên Phật đưa rước, giải-tán trược-quang, làm cho trược khí tiêu-tan, nên không sợ bị vào trường-hợp nêu trên, mà vẫn lên đến được Bạch-Ngọc-Kinh, hội-diện cùng quyền-năng Thiêng-liêng để xét xem công-quả.

Chúng ta cần quan-niệm một cách đúng-đắn rằng không phải ăn chay mới được thành Phật, và cũng không phải ăn chay trường mới được Trời Phật phò-hộ để cuộc đời gặp được nhiều may-mắn, mà ăn chay chỉ là một phương-tiện hỗ-trợ cho các mục-đích tu-hành mà thôi. Vì ăn chay là một trong những cách nuôi dưỡng xác thân được nhẹ-nhàng giúp cho chơn-thần được trong sạch vì : “Phải có một thân phàm tinh-khiết mới xuất chơn-thần tinh-khiết”   (TNHT/QI/trang 29:25).

Chứ ăn chay không thể làm cho con người trở nên chí Thánh mà : ” Phải có một bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh Tiên Phật đặng ” (TNHT/Q1/trang 29:23)

Muốn có một bổn-nguyên chí Thánh thì phải có một đời sống đạo-hạnh, lập-công bồi-đức, phụng-sự chúng-sanh, vì đạo-hạnh và nhất là công-đức là những điều-kiện kiên-quyết để đắc đạo :

” Đạo vẫn như nhiên, do công đức mà đặng đắc đạo cùng chẳng đặng” (TNHT/QI/trang 38:10).

Vì thế ta thấy nhiều tôn-giáo không chủ trương ăn chay, mà hành tàng chủ- yếu của họ là lòng thành-tín và công-đức mà vẫn có nhiều người đắc đạo lên được thiên-đàng hay vào cực-lạc niết-bàn. Như vậy lòng thành-tín và công-đức cũng làm cho chơn-thần họ được thanh-khiết. Nên vấn-đề công-đức là phần tích-cực, còn ăn chay là một điều-kiện hỗ-trợ cần-thiết mà thôi. Vì vậy giáo-pháp Cao-Đài Giáo chủ-trương thực-hiện cả hai phần là lập công-đức và ăn chay giữ giới, hai phần này hỗ-tương yểm-trợ cho nhau để có một chơn-thần nhẹ-nhàng thanh- khiết.

Nên trong khi chọn lựa phương-thức dinh-dưỡng xác-thân, nhất là chọn cách ăn chay trường, cần phải theo dõi tình-trạng sức khỏe của mình, có hợp với hoàn-cảnh của mình hay không, chứ không nên chấp nhất. Chủ-yếu là ăn uống làm sao để có một tinh-thần sáng-suốt, một thân-thể tráng-kiện, để khả-năng làm việc không giảm sút, hầu phục-vụ cho chúng-sanh lập-công bồi-đức thì mới hửu- ích. Nên đối với bậc hạ-thừa thì tùy theo tình-trạng cơ-thể, nếu ăn chay trường được thì tốt, còn  không thì nên giữ 10 ngày nghiêm-túc là được. Theo bút phê của Đức Hộ-Pháp về việc trai-giới trong ĐĐTKPĐ có dạy :

“Vụ giữ trai giới nhất là trường trai là phạm luật của Hội Thánh lập lúc ban sơ nơi Tân luật, Chí Tôn chỉ định có thập trai mà thôi… ” (Trích lời phê của Đức Hộ-Pháp về việc trai giới trong ĐĐTKPĐ).

Như vậy đối với bậc Hạ thừa thì Đức Chí-Tôn đã định :

“Kẻ nào trai giới đăng 10 ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng (TNHT/QI/ tr28).

Tức là khi sống được thọ bửu-pháp tu-luyện theo trình-độ của mình, khi chết được thọ phép “Độ thăng” (phép xác). Chỉ khi nào lên bậc Thượng-thừa bước vào giai-đoạn chót của tiến-trình tu-luyện là xuất-thần vân du thiên ngoại tiếp-xúc với thiêng-liêng thì Đức Chí-Tôn mới buộc :

“Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện đạo…” (TNHT/QI/ tr.30).

Vì đối với bậc thượng-thừa nếu ăn mặn luyện đạo sẽ  gặp những rủi-ro trở ngại như đã nêu ở phần đầu.

Đối với bậc hạ-thừa mà thay đổi đột-ngột cách ăn uống từ thức ăn động-vật cá thịt sang thức ăn thực-vật là một sự va chạm mạnh-mẽ cả sinh-lý lẫn tâm-lý, một sự khó-khăn đầy thử-thách, nhưng nếu làm được là một phần thưởng quý giá nhất dành cho con người, nhưng đối với bất kỳ cách dinh-dưỡng  nào mà áp-dụng thiên-lệch thì cũng đưa đến bệnh-hoạn. Nên muốn có một sức khỏe tốt người tu phải tự tìm cho mình một cách dinh-dưỡng thích-hợp.

 

Theo phương-pháp Tân dưỡng-sinh thì bất kỳ theo cách dinh-dưỡng nào cũng phải lưu-ý đến sự quân-bình âm-dương trong thức ăn hằng ngày, mới tránh được bệnh-tật cho thể-xác lẫn tinh-thần. Đứng về phương-diện sức khỏe ăn chay đúng cách sẽ tiêu-từ  tật-bệnh tăng-cường sức đề-kháng với bệnh-tật, ngay nhiều vận-động viên thể-thao, họ cũng ăn chay để sức-khỏe được dẻo-dai hơn. Nhưng ăn chay mà không đúng với quân-bình âm-dương cũng đem đến bệnh-tật. Ăn chay mà dùng toàn rau trái, không ăn cốc loại sẽ làm cho cơ-thể trở nên âm-hóa. Vì rau trái là thức ăn thạnh âm.

Theo Giáo sư Ohsawa thì những người dinh-dưỡng toàn rau trái, mà dùng quá ít cốc loại hoặc không dùng, thì dần dần thể xác và tính tình cũng thay đổi, đưa đến lãnh cảm, liệt dương, suy-nhược sinh-lý, tính tình trở nên hẹp-hòi cố- chấp, tách biệt thị phi, thiện ác, thiếu tha-thứ, đưa đến một sự xử-thế cực-đoan, cũng nguy-hiểm không kém người chỉ ăn toàn thịt thú vật, làm cho họ trở nên hung-tợn, nóng-nảy vậy.

Một trường hợp điển-hình sau đây cho thấy cái hại của sự ăn toàn rau trái mà không dùng cốc loại :

“Trong thời thế chiến thứ hai Hitler tính tình càng ngày càng cực-đoan gần như mắc bệnh điên-cuồng, sau này báo-chí còn cho biết rằng các nhà Bác-học ở gần ông nhận thấy ông ta có nhiều biến-đổi về cơ-thể hầu như sắp biến thành đàn bà. Nay nghiên-cứu về cách ăn uống của Hitler người ta thấy rằng đời sống ông ta khá khắc-khổ, ông thường thích ăn  thảo-mộc do một bà đầu bếp tín-cẩn và chuyên-môn về đồ chay nấu nướng. Ông không hút thuốc, không uống rượu, nhưng có nhược-điểm đáng chủ ý là thích ăn rất nhiều đồ ngọt, kẹo, bánh mứt”. (Theo Zen Dưỡng sinh/Thái khắc lễ sưu tập).

Trường-hợp này chúng tôi cũng đã tiếp-cận với một số người ăn chay trường vào phẩm thượng-thừa, nhưng ăn uống sai quân-bình âm-dương đã kiến họ trở nên hẹp-hòi cố-chấp, đã gây nên một số chia rẽ trầm-trọng trong nội-bộ, tuy rằng còn nhiều nguyên-nhân khác đưa đến tình-trạng này nhưng chắc-chắn là vấn-đề ẩm-thực sai-lầm đã đóng góp một phần không nhỏ. Chúng tôi đã từng chứng-kiến những người hiểu lầm danh-từ tịch-cốc, đã không ăn ngũ-cốc chỉ ăn toàn rau trái đã gây cho họ một hậu-quả biến dạng cả thể-chất lẫn tinh-thần, tuy không tàn-bạo nhưng rất cực-đoan thiếu trung-thứ, hẹp-hòi, cố-chấp…

Trong dinh-dưỡng mà không nhận rõ âm-dương, ăn nhiều thức ăn thiên âm tính, có thể gây tai-hại là biến-dạng cả thể-chất và tinh-thần mà mình không ngờ đến. Còn chỉ biết sự bổ-dưỡng của thức ăn về phương-diện lý-hóa, đôi khi người ta tự đầu độc mình, hoặc làm cho bệnh tình trầm-trọng mà tự mình không biết. Cũng như những người đã có thói quen ăn gần như đơn-điệu một thứ thức ăn nào đó cũng sẽ gây nên bệnh-hoạn trầm-trọng :

– Lạm dụng thức ăn ngọt trong thời gian dài trước sau gì cũng bị bệnh đái đường hoặc tim mạch, hay mập phệ.

– Ăn nhiều thức ăn dầu mở chiên xào thường-xuyên có thể bị ung thư gan.

– Ăn nhiều rau trái họ cà thường bị bệnh thấp khớp.

Bác sĩ Anthony J.Sattilaro đã cho biết :

“Những rau trái họ cà (nightshade family) đặc biệt là cà chua,  các loại cà quả, rau dền, ớt nhiều chất acid nên có thể gây phản ứng bất lợi trong cơ thể. Nhiều bằng chứng cho thấy một số người ăn rau trái họ cà đã bị đau nhứt hoặc viêm các khớp xương. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiện tượng này, nhưng theo chúng tôi nghĩ, những ai bị đau khớp xương nên thử giảm bớt, hoặc bỏ hẳn rau trái họ cà, rồi xem kết quả thì biết rõ tác dụng của chúng”. “ (Theo Living Well Naturally / Dr. Anthony J.Sattilaro).

Ngày nay theo các chuyên-gia dinh-dưỡng cho biết, trong cà, nhất là cà sống có một số độc chất, nên cần phải nấu, kho nhiều lửa hoặc muối cho lâu để hóa giải, thì ăn mới không có hại.

Thức ăn cốc loại là thức ăn nhiều dương-tính, mà con người là một loại sinh-vật thích-hợp với dinh-dưỡng thiên về cốc loại dễ đạt đến quân-bình âm- dương.

Nên con người ăn uống đúng quân-bình âm-dương thì sẽ có một nội-lực thâm-hậu, tính-tình dễ-dãi, vị-tha, dễ thích-nghi với hoàn-cảnh, dễ tha-thứ những tội-tình của người khác, ngay cả vấn-đề sinh-lý cũng không suy-nhược, mà cũng không bị kích-động đến nỗi phải tìm một sự thỏa-mãn nhục-dục. Ngoài ra còn ít bị tật bệnh.

 

Theo giáo sư Ohsawa thì:

“ Những người cơ thể đã đạt quân bình âm dương còn có linh-tính tránh được tại-nạn bất-trắc trong đời sống, còn tránh cả nhiễm phóng-xạ nguyên-tử nữa. Vì theo thực nghiệm cho thấy sau khi Nhật bị bom nguyên tử, có một trường-hợp tất-cả những người sống trong  một bệnh viện của một giòng tu trong vùng gần bom nổ đã không bị nhiễm phóng, ban đầu người ta tưởng rằng đó là do phép lạ che chở, nhưng sau khi kiểm tra lại thì tất cả những nhân viên kể cả bệnh nhân trong bệnh viện đã dinh dưỡng theo quân bình âm dương hơn 2 năm trở lên. (Theo tư liệu Tân dưỡng sinh của Ohsawa/Thái Khắc Lễ sưu tập) .

Như vậy phương-pháp ăn chay đúng với quân-bình âm-dương, giúp con người đạt được những bí-pháp nhiệm-màu, cụ-thể nhất là tránh đau-ốm, bênh-tật, rủi-ro bất-trắc để sống hạnh-phúc cho đến hết cuộc đời, khi thoát xác vẫn được nhẹ nhàng.  Nên người ta gọi đây là phương-pháp trường-sinh.

Mặc dù chúng tôi không khuyên nên ăn toàn cốc loại, nhưng phải nhìn nhận cốc loại là một thực-phẩm gần như hoàn-hảo nhất. Cốc loại có thể tồn-trử hàng nhiều năm ở nơi khô mát và là loại lương-thực đa dụng nhất. Vì lý-do này mà cốc loại từng tạo nền-tảng cho hầu hết các nền văn-minh tinh-thần đã có trong lịch-sử nhân-loại. Giáo sư Manglesdorf đã cho biết :

“Không một nền văn-minh xứng danh nào mà không được xây-dựng trên cơ sở  nông nghiệp cốc loại “ (Theo Living Well Naturally).

Trên đây là những kiến-thức mới về ăn chay trong lãnh vực tâm-linh, mang  màu sắc của Tôn-giáo, ngày nay các nhà làm khoa-học họ cũng đã có những kiến-thức mới về ăn chay với những lý-do hoàn toàn phục-vụ cho sức-khỏe.

Chúng tôi xin trích lại bài báo với nhan-đề “Ăn chay, xu-thế của thời-đại” đăng trong tạp-chí “Thuốc và sức khỏe” của Tiến sĩ Phạm Văn Tất để quý đồng Đạo tìm hiểu thêm:

 

ĂN CHAY, XU THẾ CỦA THỜI ĐẠI.

Từ năm 1980, ở nhiều nước phát triển công-nghiệp, dân-chúng đã bắt đầu bớt ăn thịt, trước khi có bệnh nảo xốp của bò (bệnh bò điên). Người ta bớt ăn thịt vì không có nhu cầu về năng lượng. Trước kia, thịt được đề cao vì giá trị dương dưỡng cao. Ngày nay nói đến thịt người ta nghĩ ngay đến hormor tăng trưởng, đến kháng sinh tồn lưu trong thịt. Ăn thịt nhiều là tiêu thụ mỡ, lượng mỡ thừa tạo nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Và gần đây nhất bệnh bò điên cũng góp phần không nhỏ vào sự xuống dốc của tiêu thụ thịt bò. Con người phút chốc lại tự nguyện giảm lượng thịt bò là một điều tốt, đáng mừng vì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm. Ở Vương Quốc Anh, hơn 20% dân chúng đã ăn rau thay thế thịt bò. Như vậy hơn 20% dân chúng nước Anh đã “ăn chay” tự nguyện.

Ở Pháp, cũng có phong trào ăn chay để bảo vệ sức khỏe, chống sát sinh, bảo vệ môi trường. Theo điều tra Insee (Pháp) 66% những người không thích ăn thịt, nêu lý do an toàn thực phẩm và sức khỏe; ăn thịt nhiều là sử dụng nhiều chất béo tạo nguy cơ hormor và các kháng sinh lưu tồn, đã dùng để nuôi súc vật và có nguy cơ bị bệnh bò điên.

Dân chúng Pháp cũng tẩy chay thịt ngựa, sau một dịch sán cho giun xoắn (Trichinella Spiralis) đã xảy ra cuối năm 1970.

         

            * Lợi ích của chế độ ăn chay :

          Ăn chay, là ăn tất cả các loại rau quả, ngũ cốc, thực vật thiên nhiên, tất cả các loại trái cây, sữa động vật, dầu thực vật.

   – Ăn chay để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, tránh nhiễm độc thịt động vật. Chất béo của mỡ động vật, nếu dùng nhiều làm tăng cholestorol huyết, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp. Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam đã khảo sát 26 nghìn con gà của 23 hộ chăn nuôi, nhận thấy 60% mẫu thịt có tồn dư tétracylin, 87,5% mẫu tồn Ampicilin và 100% mẫu tồn chloramphénicol. Trong đó lượng kháng sinh cao nhất phát hiện trong mẫu đối với Tetracylin là 7,8 phần triệu (ppm), đối với chloramphenicol là 27,5ppm và đối với Ampicilin là 112ppm. Lượng kháng sinh tồn dư quá cao. Người tiêu dùng phải ăn một liều lượng kháng sinh quá mức vào cơ thể.

   – Ăn chay tránh được sự nhiễm độc thịt :

Ăn chay tránh được sự nhiễm độc thịt lại ăn được nhiều Vitmin, diệp lục tố, dễ tiêu hóa tránh được tác hại của nạn rượu thịt.

   – Ăn chay góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Ăn chay không  những sát hại động vật, mà còn cứu lấy sự sống của chúng.

 

* Các nghiên cứu về chế độ ăn chay.

    Các công trình nghiên cứu của Hardings và Thụy Điển so sánh chế độ ăn của nhóm người ăn chay tuyệt đối, nhóm người ăn chay có sữa so với chế độ ăn thông thường, nhận thấy :

      – Một chế độ ăn chay tuyệt đối hợp lý, cân đối có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể về năng lượng, về các chất dinh dưỡng cần thiết glucid, protid, lipid, các Vitamin và các khoáng chất.

                 – Protein : một hỗn hợp 2 – 3 phần ngũ cốc với một phần đậu đỏ cung cấp một nguồn chất đạm tương đối tốt. Chất lượng đậu nành có giá trị tuyệt đối như Protéin động vật và còn có nhiều  ưu thế hơn.

                 – Chất béo : Tổng số chất béo phụ thuộc vào cách nấu nướng. Chế độ ăn chay thường có số lượng chất béo thấp hơn thông thường, nhưng tỷ lệ acid béo không no so với acid béo no cao hơn. Điều này thuận lợi cho phòng ngừa và điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường và bệnh tim mạch. Tỷ số cholesterol thấp trong chế độ ăn chay so với ăn thường.

                  – Vitamin : Vitamin B12 chỉ có trong thức ăn động vật (vitamin B12 do vi khuẩn tạo ra trong dạ dày động vật nhóm nhai lại). Do đó, người ta cho rằng ăn chay tuyệt đối sẽ thiếu Vitamin B12,nhưng trên thực tế người ăn chay không thiếu B12 mà theo kinh-nghiệm lâm sàng cho thấy một chế độ ăn chay tuyệt đối nhưng cân đối và hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầu cơ thể và năng lượng, về các chất dinh dưỡng như Protid – Glucid – Lipid và khoáng chất cũng như Vitamin kể cả Vita B12 Theo nghiên cứu của Thụy Điển (Đại học Lund) cho thấy chế độ ăn chay tuyệt đối chứa nhiều acit folic, còn vitamin B12 thấp hơn,  đạt 0,3 – 0,4mcg/ngày, nhưng cũng vừa đủ liều-lượng Vitamine B 12 cung-cấp trung-binh trong ngày.

                    – Khoáng chất : Chế độ ăn chay cung cấp vượt nhu cầu về khoáng chất. Những hàm lượng sắt ở người ăn chay tuyệt đối thấp hơn người không ăn chay. Vì vậy, người ăn chay mà thếu sắt, cần phải sử dụng têm nhiều rau lá xanh đậm, ngũ cốc lức, ăn nhiều trái cây (vitamin C tăng hấp thu sắt), hay ngũ cốc bổ sung sắt.

 

            Năm điều cần biết để thực hiện ăn chay hợp lý.

Ăn chay có thể tốt cho sức khỏe, nếu thực hiện chế độ ăn hợp lý :

– Phối hợp các thức ăn, nhiều loại rau quả.Trong một bữa ăn cần phối hợp :

                  + Đậu khô và ngũ cốc

                  + Rau cải tươi với đậu có chứa dầu.

                  + Rau cải rất nghèo protein, so với thịt  và chứa không đầy đủ các acid amin thiết yếu. Do đó cần phải phối hợp các thức ăn :

                  + Mì nui (macaroni) với rau cải.

                  + Cơm với đậu, tương, chao, tàu hủ.

                  + Cần bổ sung sữa, bánh flan, sữa chua.

– Ăn thức ăn toàn vẹn (không xay xát quá mức)

             Sử dụng thức ăn toàn vẹn: gạo lức, đậu xanh hột còn vỏ lụa giàu sợi (celluloz) và  muối khoáng, đảm bảo cân bằng cho cơ thể. Nhưng hơi bất tiện : thức ăn toàn vẹn hơi khó tiêu. Vì vậy phải dùng ít lúc ban đầu, dần dần tăng lên. Phải nấu lâu hơn cho thức ăn mềm hơn.

– Cần bổ sung chất sắt :

              Chất sắc thực vật không được cơ thể hấp thu dễ dàng. Cơ thể chỉ hấp thu 3% chất sắt trong rau cải, trong khi cơ thể hấp thu đến 15% chất sắt trong thịt.

             Để đề phòng thiếu sắt, nên cung cấp vitamin C cho cơ thể (cam chanh, rau xanh, bắp cải, ngò …) và bổ sung cho khẩu phần ăn các thực vật giàu chất sắt (sò, ốc, tôm, cua, gạo lức, đậu khô như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu huyết).

– Nên thường xuyên thay đổi thức ăn :

   Ăn đủ loại rau cải. Nước ta có nhiều trái cây, rau cải quanh năm. Nên thay đổi rau cải ở mỗi bữa ăn, để có đầy đủ vitamin và khoáng chất. Nên dành ưu tiên cho đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, giá)  rất giàu protéin.

– Rắc lên thức ăn mè, đậu phộng (lạc) :

               Ta có thể tăng giá trị dinh dưỡng các món ăn bằng cách rắc lên mặt thức ăn đậu phộng, mè (rất giàu lecithin, chất chống lại cholesterol xấu).

* Kết luận :

   J.Michel Lecerf chuyên viên dinh dưỡng viện Pasteur Lille (Pháp), có nhận xét : “Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, chế độ ăn chay, ăn rau quả không ăn thịt, không có gì bất lợi cho sức khỏe. Ăn chay có thể điều chỉnh chế độ ăn uôïng của người phương Tây: ăn quá nhiều thịt, nhiều chất béo, mà lại thiếu chất xơ, rau quả tươi”.

               … Tại Manchester (Anh) một ngày lễ đại quy mô Végfest 1997  được tổ chức để đề cao chế độ ăn chay, để phổ biến cách nấu thức ăn chay do đầu bếp trưởng  nổi tiếng của Cookery School. Hiệp hội Người ăn chay Vegetarian Society thành lập vào năm 1847, nay đã có được 4 triệu thành viên. Mục đích của Hội là “không sát sinh, cải thiện cuộc sống, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ môi trường”.

Ăn chay là xu thế hiện nay, đã trở thành một phong trào của mọi tầng nhân dân trên thế giới. Ăn chay thể hiện một cách sống, một chế độ ăn uống không thịt nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

 (Theo Báo Thuốc Và Sức Khỏe số 97 ngày 1/8/1997).

 

Theo nhận định trên đây, thì cũng phù-hợp với lời dạy của Đức Chí-Tôn đã dạy cách đây hơn nữa thế kỷ rằng :

“Cao lương mỹ vị hại thân phàm”

Ăn chay  để có được sức khỏe, để có cuộc sống an vui.

                             “Nếu muốn an vui theo lẽ Đạo,

                              Từ từ đừng vọng vị cao lương.

Như vậy chúng ta nhận thấy rằng ngày nay ăn chay không còn trong phạm vi tôn giáo, mà đã xâm nhập vào các tầng lớp phi tín ngưỡng với nhiều mục đích khác nhau.

Mục lục 

KẾT LUẬN

Đối với những hành-giả đang tiến bước trên đường Đạo, làm thế nào vừa lo việc ăn uống cho đúng cách và luyện-tập thân-thể, để nuôi dưỡng xác thân, vừa công-phu thiền-định, lễ bái, để nuôi dưỡng tinh-thần, rồi còn lo toan đến biết bao nhiêu việc xử-thế tiếp-vật để biểu-hiện con người có Đạo, sống Đạo với mọi người, thật là một nan đề. Nên không thể có một cách ăn uống, một thực đơn, một thời khắc biểu mẫu mực cho mọi người, nên mỗi chúng ta tùy theo căn-cơ, nghiệp-quả, mà có thể tự chọn một phương-thức dinh-dưỡng thích-hợp với nếp sống và cơ-thể của mình qua kinh-nghiệm dần-dà tự thu lượm được.

Theo khoa Dinh-dưỡng cổ-truyền cho rằng thức ăn là gốc rễ của sự sống, con người là hóa thân của thức ăn, nên trong sự sử-dung thức ăn có các yếu-tố quan-trong cần ghi nhớ sau đây:

– Cả tinh-thần và thể-chất đều chịu sự chi-phối một phần lớn bởi thức ăn. Nếu chúng ta thường-xuyên dùng thức ăn có bản-chất ra sao, thì một thời-gian ngắn,  bản-chất của thể-xác và tinh-thần của chúng ta cũng trở nên như thế ấy.

– Các quan-niệm về  dinh-dưỡng đã nêu trên đây cho thấy rằng từ thức ăn, đến thức uống, không có loại nào có thể dùng thường-xuyên một cách đơn-điệu và dài ngày  được, vì bổ ích tạng này sẽ làm tổn thương tạng khác.

– Thức ăn bình-hòa là ngũ cốc, là cốc loại chính dùng dinh-dưỡng hằng ngày, còn ngoài ra rau cỏ, hoa quả, và các thực-phẩm phụ-trợ phải luôn thay đổi, chứ dùng mãi một thứ cũng gây sự thiên-lệch, sẽ làm tổn-thương đến chính-khí.

– Sự thay đổi phương-pháp dinh-dưỡng cần phải có thời-gian chuyển-tiếp từng bước để cơ-thể kịp thíc-nghi.

 

*

*          *

 

Trên đây là nói chung về phương-pháp dinh-dưỡng có ảnh-hưởng quan- trọng đến đời sống con người trên bình-diện tổng-quát.  Còn đứng về lãnh-vực tu-hành, có một điều chúng ta nên nhớ rằng, sự ăn uống tuy quan-trọng cho sinh-lực, sự dinh-dưỡng sai lầm dẫn đến bệnh tật, và một sự điều-chỉnh đúng-đắn sẽ phục-hồi sức khỏe, nhưng không phải tất cả đều do sự ăn uống quyết-định, nó chỉ là một điều kiện ắc có mà thôi, mà điều-kiện đủ để đóng một vai trò trong sức khỏe, hạnh phúc và đạt đạo, đó là niềm-tin, tâm-tư, tình-cảm, ngay cả môi-trường sống và cả những năng-lực to lớn hơn của vũ trụ, cùng đạo-hạnh và công-đức của chính mình cũng đều có vai trò quan-trọng trong sự nuôi-dưỡng tinh-thần. Nên theo quan-điểm “Tâm Vật bình hành” của Đai-đạo Tam-kỳ Phổ-độ, chúng ta đừng dồn hết nổ-lực vào sự ăn uống một cách phiến-diện, mà phải đạt được các mục-tiêu tiến-hoá tinh-thần, vừa thăng-tiến cho bản thân, vừa giúp ích cho đồng loại, phụng-sự thiên-cơ, thì mới đủ công-quả.

Bởi thế cho nên chúng ta không nên mất nhiều thì giờ trong việc ăn uống, mà làm thế nào chỉ lo nấu nướng sửa-soạn thức ăn chỉ một lần là đủ dùng cho cả ngày, tỷ như chỉ cần nấu cơm, kho các thức ăn vào buổi chiều rồi để hâm lại cho ngày hôm sau, nhất là các thức ăn giàu đạm như đậu phụ, tàu hủ ky, nấm là những loại cần phải kho nấu lâu để dương hóa (vì các loại này thịnh âm) nên chỉ cần kho nấu một lần rồi hâm lại ăn trong nhiều ngày càng tốt. Lại còn có những thức ăn làm dưới dạng thực-phẩm khô, chỉ cần làm một lần là đủ ăn cả tuần, nên ít mất thì giờ.

Cứ  mỗi bữa ăn uống thanh-khiết, mỗi lần công-phu, cầu-nguyện, lễ-bái giao tiếp với Thiêng-liêng là chúng ta đã bước được một bước tích-cực, mang lại lợi-ích thiết-thực cho thể-xác và tâm-linh. Kết-quả này không cần phải đợi lâu ngày nhuần-nhuyển mới thấy, mà chỉ cần một ngày tinh-tấn là chúng ta đã bước được một bước vững-vàng và cứ thế tiếp-tục…, chỉ trong một thời-gian ngắn, nếu ” chương trình sống ” của mình được rà-xét để điều-chỉnh cho hội-nhập với cuộc sống giản-dị, bình-thường, giữa cá-nhân, gia-đình và cộng-đồng cùng hòa-nhập với nếp sống đạo thì chúng ta sẽ nhận thấy được kết-quả hửu-ích mang lại.

 

CHUNG

 

NEXT / Tiếp Theo -> PHỤ BẢN 1 , 2, 3,& 4

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

– Thánh ngôn hiệp tuyển Q.I và Q.II.

– Đạo sử / Nữ Đầu-sư Hương-Hiếu sưu tập

– Hoàng Đế Nội-kinh/Tố vấn

– Bổn thảo cương mục/Lý Thời Trân

– Zen Dưỡng-sinh/Thái Khắc Lễ

– Tuyệt thực đi về đâu/Thái Khắc Lễ

– Vui sống tự nhiên (Living Well Natuarally) Nguyên tác Dr. Anthony J.Sattilaro bản dịch Ngô Ánh Tuyết, Lê Công Thìn và Huỳnh Văn Thanh.

– Vademecumclinique/O.Riter và V.Fattorusso).

– Phương pháp giữ gìn sức khỏe không dùng thuốc. Một nhóm Giáo sư, Bác sĩ Nhật biên doạn. Nhóm Dưỡng-sinh Việt Nam sưu tập phổ biến.

– Một số tài liệu về Tân dưỡng sinh của Giáo sư Ohsawa.

– Một số tài liệu trong các các tạp-chí Y-học và Dược-học của nhiều tác-giả.

 

This entry was posted in Zen. Bookmark the permalink.